Thời kỳ Tam Quốc Lịch_sử_Triều_Tiên

Ba nước Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La hồi thế kỷ thứ 5.
Bài chi tiết: Tam Quốc Triều Tiên

Cao Câu Ly

Bài chi tiết: Cao Câu Ly

Cao Câu Ly (hay Cao Cú Ly, Goguryeo) được thành lập sớm nhất và cũng là nước lớn nhất trong ba nước. Nước này được Jumong (Đông Minh Vương/Dongmyeongseong) thành lập theo chế độ trung ương tập quyền và Cao Cấu Ly và vương triều đầu tiên tại Triều Tiên chấp nhận Phật giáo làm quốc giáo năm 372, dưới thời cai trị của Tiểu Thú Lâm Vương (Vua Sosurim).

Cao Câu Ly phát triển cực thịnh vào thế kỷ thứ 5, khi Quảng Khai Thổ Thái Vương và con trai mình, Trường Thọ Vương (vua Jangsu) mở rộng lãnh thổ ra hầu như toàn bộ Mãn Châu và một phần Nội Mông, và chiếm vùng Seoul từ Bách Tế. Hai vị vua đã khuất phục Bách Tế và Tân La trong thời đại của mình, mang lại một sự thống nhất lỏng lẻo cho Triều Tiên. Cao Câu Ly đã đánh bại một cuộc tấn công xâm lược lớn của Trung Quốc trong Chiến tranh Cao Câu Ly-Tùy giai đoạn 598-614, góp phần làm sụp đổ nhà Tuỳ, và tiếp tục chống chọi với nhà Đường.[18] Những nhân vật chủ chốt của cuộc chiến này là Uyên Cái Tô VănYang Manchun.

Tuy nhiên, số lượng lớn các cuộc chiến tranh đã làm Cao Câu Ly kiệt quệ và trở thành một nước yếu ớt. Sau những cuộc tranh giành quyền lực nội bộ, nó đã bị liên minh các lực lượng Tân La-Đường chinh phục năm 668.

Bách Tế

Bài chi tiết: Bách Tế

Bách Tế (Baekje) được Ôn Tộ Vương (Vua Onjo) thành lập năm 18 trước Công Nguyên[19], như được đề cập trong Tam quốc sử ký sau sự thành lập hai nước láng giềng và cũng là đối thủ là Cao Câu Ly và Tân La.

Tam quốc chí (Cao Ly) cho rằng Bách Tế là một thành viên của liên minh Mã Hàn tại khu vực châu thổ Sông Hán (gần Seoul ngày nay). Nước này đã mở rộng về phía tây nam (Trung ThanhToàn La) bán đảo và đã trở thành một quyền lực chính trị, quân sự quan trọng. Trong quá trình này, Bách Tế rơi vào một cuộc xung đột dữ dội với Cao Cấu Ly và Hán tự quận ở vùng lân cận với các khu vực tham vọng lãnh thổ của họ.

Ở thời kỳ phát triển cực thịnh trong thế kỷ thứ 4, Bách Tế đã sáp nhập toàn bộ các quốc gia Mã Hàn và chinh phục hầu như toàn bộ vùng phía tây bán đảo Triều Tiên (gồm cả các tỉnh Kinh Kì, Trung Thanh, và Toàn La, và một phần của Hoàng HảiGiang Nguyên vào một chính phủ trung ương tập quyền. Bách Tế hấp thu văn hóa và kỹ thuật Trung Hoa qua các tiếp xúc với các triều đình Nam Triều trong thời kỳ mở rộng lãnh thổ của họ.

Bách Tế đóng vai trò then chốt trong việc làm trung gian chuyển phát các phát triển văn hoá, như chữ Hán, Phật giáo, chế tạo đồ sắt, gốm sứ, và nghi lễ chôn cất vào Nhật Bản cổ đại.[20] Các khía cạnh văn hóa khác cũng đã được du nhập qua đây khi triều đình Bách Tế phải rút lui sang Nhật Bản sau khi đất nước bị chinh phục. Bách Tế đã bị một liên minh gồm các lực lượng Tân La và nhà Đường chinh phục năm 660.

Tân La

Bài chi tiết: Tân La

Theo truyền thuyết, vương quốc Tân La (Silla) khởi đầu với sự thống nhất sáu vị thủ lĩnh liên minh Thìn Hàn bởi Hách Cư Thế (Bak Hyeokgeose) năm 57 trước Công Nguyên, tại vùng phía đông nam Triều Tiên. Lãnh thổ Tân La gồm thành phố cảng Busan hiện nay, và Tân La sau này đã nổi lên trở thành một sức mạnh hàng hải chịu trách nhiệm tiễu trừ cướp biển Nhật Bản, đặc biệt trong giai đoạn Tân La thống nhất.

Những đồ thủ công Tân La, gồm các tác phẩm vàng độc đáo, cho thấy ảnh hưởng từ các dân tộc du mục thảo nguyên phía bắc, ảnh hưởng từ Trung Quốc ít thấy hơn so với Cao Cấu Ly và Bách Tế. Tân La nhanh chóng mở rộng khi chiếm vùng châu thổ Sông Hán và thống nhất các thành bang tại đó.

Tới thế kỷ thứ 2, Tân La đã tồn tại với tư cách một nước lớn, chiếm và gây ảnh hưởng tới các thành bang xung quanh. Tân La bắt đầu có được quyền lực khi nước này sáp nhập liên minh Già Da (Gaya), nằm giữa Bách Tề và Tân La, năm 562. Tân La thường phải đối mặt với sức ép từ Bách Tế và Nhật Bản, và ở một số thời điểm từng liên minh cũng như là đối thủ của Bách Tế và Cao Cấu Ly.

Năm 660, Tân La Thái Tông ra lệnh cho đội quân của mình tấn công Bách Tế. Tướng Kim Yu-shin (Kim Dữu Tín), với sự giúp đỡ của các lực lượng Nhà Đường, đã chinh phục Bách Tế. Năm 661, Tân La và nhà Đường quay sang tấn công Cao Cấu Ly nhưng đã bị đẩy lùi. Văn Vũ Vương, con trai Thái Tông và là cháu của Tướng Kim, ra lệnh cho chú mình tung ra một chiến dịch tấn công khác năm 667 và Cao Câu Ly đã sụp đổ năm sau đó.

Già Da

Bài chi tiết: Già Da

Già Da (Gaya) là một liên minh giữa các thủ lĩnh trong khu vực châu thổ Sông Nakdong và phía nam Triều Tiên, phát sinh từ Liên minh Biện Hàn thuộc giai đoạn Tam Hàn. Đây là một trong nước thuộc Tam Quốc Triều Tiên. Già Da phát triển ở mức độ văn hóa đồ sắt. Năm 562, Già Da cuối cùng bị sáp nhập vào Tân La.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Triều_Tiên http://www.infobase.gov.cn/intro/fzlt/36.htm http://www.bartleby.com/67/160.html http://www.bookrags.com/history/worldhistory/yayoi... http://www.boston.com/news/nation/washington/artic... http://www.britannica.com/eb/article-9050797?query... http://archives.cnn.com/2001/WORLD/asiapcf/east/03... http://www.dbpia.com/view/ar_view.asp?arid=584717 http://findarticles.com/p/articles/mi_qa3693/is_20... http://books.google.com/books?vid=ISBN1588113795&i... http://www.japan-guide.com/e/e2046.html